Monday 11 March 2019

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh * 般若波羅密多心經


प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम्
(संक्षिप्तमातृका)
आर्यावलोकितेश्वरबोधिसत्त्वो गम्मीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म । पञ्च स्कन्धाः, तांश्च खभावशून्यान् पश्यति स्म ।।
इह शारिपुत्र रूपं शून्यता, शून्यतैव रूपम् । रूपान्न पृथक् शून्यता, शून्यताया न पृथग् रुपम् । यद्रूपं सा शून्यता, या शून्यता तद्रूपम् ।।
एवमेव वेदयासंज्ञासंकारविज्ञानानि ।।
इह शारिपुत्र सर्वधर्माः शून्यतालक्षणा अनुत्पन्ना अनिरुद्धो अमला न विमल नोना न परिपूर्णाः । तस्माच्छारिपुत्र शून्यतायां न रूपम्, न वदना, न संज्ञा, न संकाराः, न विज्ञानानि । न चक्षुःश्रोत्रघ्राणजिह्वाकायमनासि, न रूपशब्दगन्दरसस्प्रष्टव्यधर्माः । न चक्षुर्धातुर्यावन्न मनोधातुः ।।
न विद्या नाविद्या न विद्याक्षयो नाविद्याक्षयो यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयो न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तित्वम् ।।
बोधिसत्त्वस्य (श्च ?) प्रज्ञापारमितामाश्रित्य विहरति चित्तावरणः. चित्तवरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः ☸ त्र्यघ्वव्यवस्थिताः सर्वबुद्धाः प्रज्ञापारमितामाश्रित्य अनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंभुद्धाः ।।
तस्माज्ज्ञातव्यः प्रज्ञापारमितामहामन्त्रो महाविद्यामन्त्रोऽनुत्तरमन्त्रोऽसमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनः सत्यममिथ्यत्वात् प्रज्ञापारमितायामुक्तो मन्त्रः । तद्यथा गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा ।।






 
ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh 

quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba 

la mật đa thì chiếu kiến ngũ uẩn giai không 

độ nhất thiết khổ ách  lợi tử sắc bất 

dị không không bất dị sắc sắc tức thị không 

không tức thị sắc thụ tưởng hành thức diệc phục 

như thị  lợi tử thị chư pháp không tướng 

bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng 

bất giảm thị cố không trung  sắc  thụ 

tưởng hành thức  nhãn nhĩ tị thiệt thân ý 

 sắc thanh hương vị xúc pháp  nhãn giới 

nãi chí  ý thức giới   minh diệc 

  minh tận nãi chí  lão tử diệc 

 lão tử tận  khổ tập diệt đạo  

trí diệc  đắc dĩ  sở đắc cố bồ 

đề tát đóa y bát nhã ba la mật đa 

cố tâm  quái ngại  quái ngại cố  

hữu khủng phố viễn li điên đảo mộng tưởng cứu 

cánh niết bàn tam thế chư phật y bát nhã

ba la mật đa cố đắc a nậu đa la 

tam miểu tam bồ đề cố tri bát nhã ba 

la mật đa thị đại thần chú thị đại minh 

chú thị  thượng chú thị  đẳng đẳng chú 

năng trừ nhất thiết khổ chân thật bất  cố 

thuyết bát nhã ba la mật đa chú tức thuyết 

chú viết yết đế yết đế ba la yết đế 

ba la tăng yết đế bồ đề tát bà ha 

 

Bồ tát Quán Tự Tại, khi tu chứng đại trí huệ siêu việt, thấy rõ năm uẩn đều không, vượt hết thảy khổ ách.

Này Xá-lị tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc chính là Không, Không chính là Sắc; thụ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy.

Xá-lị tử! Tướng Không của các pháp là không sinh, không diệt, không nhiễm, không sạch, không thêm, không bớt. Vì thế trong Không không có sắc, thụ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến ý thức giới; không vô minh cũng không hết vô minh; cho đến không già chết, cũng không hết già chết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí huệ, cũng không chứng đạt vì không có gì để chứng.

Bồ Tát nương trí huệ siêu việt nên tâm không vướng ngại; vì không vướng ngại nên không sợ sệt, xa lìa hết thảy điên đảo mộng tưởng, rốt ráo đạt Niết-bàn. Các Phật ba đời nương trí huệ siêu việt nên được giác ngộ hoàn toàn, đúng đắn và cao nhất.

Vì thế nên biết rằng trí huệ siêu việt là sức lớn, sức sáng, sức cao nhất, sức không gì bằng, hay trừ hết thảy khổ đau, chân thật không sai. Cho nên từ trí huệ siêu việt rút ra nghĩa tinh yếu như sau:

Giải thoát, giải thoát, đã giải thoát, đã cùng giải thoát, giác ngộ hoàn toàn.

(Dịch giả khuyết danh)


phạm văn bổn (*)
Ba Lê, Phỉ-nhĩ(HL Feer)giáo đính chi Phạm văn bổn。 nguyên bổn hiện tàng ư Pháp quốc Ba Lê đế quốc đồ thư quán,Catalogue No.967,vi Phạm Tạng Hán Mông mãn ngũ bổn đối chiếu bổn, kì phạm văn vi lan trát(lan-dza) tự thể。

Chú thích

Bát-nhã ba-la-mật-đa : S: prajñāpāramitā; dịch nghĩa là Huệ đáo bỉ ngạn 到彼, Trí độ , Trí huệ độ người sang bờ bên kia.

Bồ-tát : viết tắt của Bồ-đề Tát-đóa ; S: bodhisattva; P: bodhisatta; nguyên nghĩa là Giác hữu tình , tức là Kẻ đã Tỉnh thức. Trong Ðại thừa, Bồ Tát là hành giả sau khi hành trì Ba-la-mật-đa (S: pāramitā; Lục độ) đã đạt Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết-bàn, khi chúng sinh chưa giác ngộ.

Xá-lị tử : tức Xá-lị-phất ; S: śāriputra; P: sāriputta. Một trong Mười đại đệ tử của Phật. Xá-lị-phất xuất thân từ một gia đình Bà-la-môn. Sau khi đức Phật giác ngộ, Xá-lị-phất cùng bạn thân là Mục-kiền-liên (S: mahāmaudgalyāyana; P: mahāmoggallāna) gia nhập Tăng-già và mang danh hiệu là Trí Huệ Đệ Nhất.

Ngũ uẩn : S: pañca-skandha; P: pañca-khandha; cũng gọi là ngũ ấm , năm nhóm; năm nhóm tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngũ uẩn là: 1. Sắc (S, P: rūpa), chỉ thân và sáu giác quan (lục căn); 2. Thụ (S, P: vedanā), tức là cảm giác; 3. Tưởng (S: saṃjñā; P: saññā); 4. Hành (S: saṃskāra; P: saṅkhāra); 5. Thức (S: vijñāna; P: viññāṇa). Sắc do Tứ đại chủng (S, P: mahābhūta) tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của các giác quan. Thụ là toàn bộ các cảm giác. Tưởng là nhận biết các cảm giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị..., kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện. Hành là những hoạt động tâm lí sau khi có tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác... Thức bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Không : không (S: śūnya), hoặc: không tính (S: śūnyatā). Dịch âm: thuấn-nhã-đa , dịch ý: không tính . Theo Phật giáo Đại Thừa, các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, không có tự thể, không thể tồn tại độc lập.

Niết-bàn : S: nirvāṇa; P: nibbāna; dịch nghĩa là Diệt , Diệt tận , Diệt độ , Tịch diệt , Bất sinh , Viên tịch , Giải thoát , Vô vi , An lạc . Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn được xem là đoạn triệt Luân hồi (saṃsāra) và đi vào một thể tồn tại khác. Ðó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp Bất thiện (S: akuśala) là tham, sân và si. Ðồng thời Niết-bàn có nghĩa là không còn chịu sự tác động của Nghiệp (S: karma), không còn chịu quy luật nhân duyên, Vô vi (S: asaṃkṛta), chấm dứt: sinh, thành, hoại, diệt. Phật giáo Ðại thừa (S: mahāyāna) có một quan điểm dựa trên khái niệm Bồ-tát (S: bodhisattva) và trên tính nhất thể của vạn vật. Niết-bàn được xem là sự thống nhất với Nhất thể tuyệt đối (sự bình đẳng của chúng sinh; S: sattvasamatā). Ở đây Niết-bàn được xem như sự lưu trú trong tính tuyệt đối, sự an lạc khi thấy mình cùng một thể với tuyệt đối, khi thấy mình giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng, mọi tham ái.

 
Tài liệu tham khảo
> Internet 
> Phật Học Từ Điển www.daouyen.com 
> Kinh Ruột tuệ giác siêu việt, Thi Vũ dịch và chú giải, Nhà xuất bản Rừng Trúc, 1973 (P.L. 2517), Paris.